Bệnh nấm da là bệnh gì?
Nấm da là chứng bệnh thường gặp do vi nấm dermatophytes gây nên. Nấm da thường phát triển ở những vùng da ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi như bẹn, kẽ ngón chân, tay, nếp dưới vú, nách, da đầu…
Bệnh nấm da thường xuất hiện ở nơi có nhiều mồ hôi như da đầu, kẽ chân, tay, móng tay...
Bệnh nấm da được chia thành nhiều loại khác nhau như nấm da chân (tổn thương ở giữa các ngón chân, bàn chân), nấm da đùi (tổn thương da ở cơ quan sinh dục, mặt trong đùi và mông), nấm da đầu, nấm da thân (thường gặp ở tay, chân, thân mình, mặt…)
Bệnh nấm da không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại làm mất thẩm mỹ của da và làm người bệnh khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng của bệnh nấm da
Ngứa là triệu chứng đầu tiên và rất dễ nhận thấy khi bị nấm da. Triệu chứng ngứa tăng dần lên làm cho người bệnh khó chịu, gãy làm lây lan mầm bệnh sang nhiều vị trí khác trên cơ thể. Bệnh có thể làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét. Hậu quả của bệnh nấm da là gây nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa…Nếu không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp khó có thể loại bỏ nhanh chóng bệnh nấm da.
Bệnh nấm da khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Có nhiều loại nấm da nhưng hay gặp nhất là một số nấm da sau đây:
Nấm cryptococcus neoformans gây viêm da là các vết loét có ranh giới rõ, hình tròn, xung quanh có quầng màu hồng, dưới là dịch và mủ. Tổn thương có thể lan rộng và lây lan sang nhiều vị trí da khác trên cơ thể.
Nấm Actinomyces gây bệnh ở vùng cổ, mặt, ngực, bụng: Triệu chứng thường gặp là có nhiều cục ở dưới da, cứng chắc, không đau và có mủ.
Nấm Candida gây bệnh nứt mép: mép đỏ, nứt và loét trợt, hay kèm theo tưa trong miệng và có thể lan ra cả mặt. Viêm các kẽ như bẹn, nách, vùng da dưới vú, khuỷu và ngón tay, kẽ ngón chân. Tổn thương là những vết đỏ, ranh giới rõ, có vảy, có khi có mụn nước hoặc mụn mủ.
Nấm penicillium gây tổn thương ở da, ở cơ cũng có thể xuất hiện những nốt sẩn giống như u mềm lây, dạng trứng cá mụn mủ, cục, loét và có áp xe dưới da.
Nấm da thường xuất hiện nhiều ở các kẽ ngón tay, chân
Cách phòng tránh bệnh nấm da
Cách phòng bệnh nấm da chủ yếu là các biện pháp vệ sinh.
Cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch hàng ngày. Sử dụng xà phòng có độ kiềm thích hợp, tránh xà phòng có độ kiềm cao gây khô da.
Chú ý đeo găng tay, chân đi ủng khi làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, nước bẩn.
Không sử dụng chung đồ dùng các nhân như chăn màn, quần áo với người bệnh.